29/03/2018

Phân tích xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của Thực dân Pháp thời kì cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX


Lời mở đầu:
Trước khi bị thực dân pháp xâm lược, Việt Nam là một nước phong kiến với nền nông nghiệp lạc hậu. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho thực dân Pháp xâm lược năm 1858. Chính sách cai trị của thực dân Pháp cuối TK XIX, đầu TK XX làm biến đổi toàn diện và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực. Thực dân Pháp xâm lược khiến nhân dân ta bế tắc, lầm than, cần có nhứng phong trào giải phóng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.

PHẦN A: MỞ ĐẦU
I/ Đặt vấn đề:
1/ Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân pháp cuối TK XIX đầu TK XX:
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược và thi hành các chính sách bốc lột đối với con người, xã hội và đất nước lúc bấy giờ. Trong giai đoạn đó cách mạng Việt Nam đang ở thời kỳ khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo. Cách mạng Việt Nam ví như “trong đêm tối không có đường ra”.
2/ Lý do, sự cần thiết tiến hành việc nghiên cứu, chọn tiểu luận:
Để có được một xã hội độc lập tự do không phải tự nhiên mà có, mà là đã trải qua các thời kì kháng chiến giành chính quyền. Để hiểu rõ quá trình đó như thế nào, thì chủ đề “xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX” cũng là một giai đoạn của quá trình đó. Đây là một giai đoạn quan trọng vì đây là sự mở đầu của những cuộc kháng chiến giành chính quyền thời thực dân – đế quốc.
II/ Mục đích, yêu cầu:
1/ Mục đích:
Trang  bị cho sinh viên một cách đầy đủ, toàn diện về nhận thức. Qua đó giúp cho sinh viên có cái nhìn khái quát, biết vận dụng kiến thức đó với tình hình thực tiễn của đất nước, liên hệ với bản thân qua tu dưỡng, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh.
2/ Yêu cầu:
Tập hợp sức mạnh tập thể của các thành viên trong nhóm, có sự phân công giao việc cụ thể, rõ ràng của các thành viên.
Nắm vững những nội dung cơ bản xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX dầu thế kỉ XX.
Thu Thập, xử lí thông tin qua nghiên cứu, tham khảo qua sách vở và các phuơng tiện thông tin đại chúng.
Vận dụng các kiến thức cơ bản và liên hệ với tình hình thực tiễn của đất nước, liên hệ với bản thân tu dưỡng rèn luyện.
III/ Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Hoàn cảnh thế giới và trong nước, cùng với những phong trào kháng chiến chống lại thực dân Pháp giành chính quyền.
IV/ Phương pháp nghiên cứu:
1/ Phương pháp trừu tượng hóa khoa học:
Đề tài mang tính chất khoa học xã hội khái quát, không thể tiến hành nghiên cứu trong phòng thí nghiệm mà chỉ có thể nghiên cứu trong đời sống hiện thực. Việc kiểm tra, thử nghiêm cụ thể tiến hành trong phạm vi rất hạn chế. Do vậy, đề tài sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học, gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên trong quá trình nghiên cứu, nắm vững bản chất của hiện tượng để tách ra cái điển hình, bền vững ổn định.
2/ Phương pháp thống kê:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài: Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nhóm sử dụng phương pháp thống kê để đưa ra dẫn chứng về hiện thực để lý luận cho những mặt tích cực của xã hội cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
V/ Phạm vi nghiên cứu:
Tiểu luận được nghiên cứu trong 4 tuần, đề tài “Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX” là đề tài với nhiều nội dung cơ bản. Do vậy, nhóm chỉ nghiên cứu về hoàn cảnh lịch sử, sự phân hóa của xã hội và những cuộc kháng chiến.
PHẦN B: NỘI DUNG TIỂU LUẬN
I. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
1. Sự chuyển biến của CNTB và hậu quả của nó
- Từ cuối TK XIX, CNTB chuyển mạnh sang giai đoạn ĐQCN với chính sách tăng cường xâm lược, áp bức các dân tộc thuộc địa
          - Hậu quả của các cuộc chiến tranh xâm lược, đặc biệt là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) làm nảy sinh 2 mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa Đế Quốc với Đế Quốc, mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa Đế Quốc.
- Việc tăng cường xâm lược và áp bức của chủ nghĩa đế quốc thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh giành độc lập trên thế giới, đặc biệt là châu Á: Cách mạng Tân Hợi (Trung quốc); Cách mạng Ấn Độ, Nhật Bản,….
cách mạng tân hợi 1
Ảnh 1: Ảnh về cuộc cách mạng Tân Hợi
- Cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa đặt ra yêu cầu tất yếu là phải liên minh, đoàn kết, phải phối hợp hành động với phong trào của giai cấp vô sản các nước đế quốc thì mới giành được thắng lợi.
2. Chủ nghĩa Mác – Lênin
- Giữa thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ đặt ra đòi hỏi bức thiết phải có hệ thống lý luận cách mạng khoa học - chủ nghĩa Mác ra đời, sau đó được Lênin phát triển.
- Tuy chưa có điều kiện đề cập nhiều về cách mạng thuộc địa và vấn đề xây dựng Đảng cộng sản ở các nước thuộc địa, nhưng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đặt cơ sở cho giai cấp công nhân các nước thuộc địa vận dụng để xây dựng chính Đảng cộng sản. Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ:
+ Vai trò của giai cấp công nhân trong cách mạng
+ Cách mạng muốn thắng lợi cần có một chính Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo
+ Mối quan hệ chặt chẽ giữa cách mạng ở thuộc địa và cách mạng chính quốc và cách mạng thế giới
- Chủ nghĩa Mác - Lênin đã dần trở thành vũ khí tinh thần, tư tưởng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động các nước và góp phần quan trọng tạo nên bước phát triển vượt bậc của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác.
Nguyễn Ái Quốc là người tiếp thu, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam, chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành nền tảng tư tưởng của Đảng.
3. Cách mạng tháng mười Nga thắng lợi và quốc tế III thành lập
- Cách mạng tháng mười Nga thắng lợi (1917):
+ Là một trong những động lực thúc đẩy phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân các nước, thúc đẩy sự ra đời của nhiều Đảng cộng sản
+ Sự ra đời nhà nước Xô Viết, với việc thực hiện các chủ trương, chính sách mang lại quyền lợi cho đa số nhân dân lao động đã có tác dụng to lớn cổ vũ, động viên các dân tộc thuộc địa vùng lên tự giải phóng.
- Quốc tế III (thành lập tháng 3/1919- Lênin): trở thành bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp vô sản đã góp phần thúc đẩy, chỉ dẫn cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước chống áp bức và giành độc lập dân tộc.
II. Hoàn cảnh trong nước
1. Xã hội Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp
- Từ năm 1858 thực dân Pháp bắt đầu tiến công quân sự để chiếm Việt Nam. Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Dưới chính sách của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc: giai cấp địa chủ, giai cấp nông dân, giai cấp công nhân, giai cấp tư sản, tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam
Chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của Pháp đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam trên 3 mặt:
+ Tính chất xã hội Việt Nam thay đổi từ xã hội phong kiến trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
Phân hóa giai cấp 2+ Phân hóa giai cấp xã hội sâu sắc: Các giai cấp đều bị phân hóa, đặc biệt là sự ra đời của 2 giai cấp mới: giai cấp công nhân và tư sản Việt Nam. Thực tế lịch sử đã khẳng định chỉ có giai cấp công nhân mới có khả năng đảm đương được nhiệm vụ trước yêu cầu lịch sử của dân tộc.
Phân hóa gia cấp 1
Ảnh 2 & 3: Sự phân hóa giai cấp
+ Mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam cũng có biến đổi:
                Mâu thuẫn giữa nhân dân (trong đó chủ yếu là nông dân) với địa chủ phong kiến (mâu thuẫn giai cấp)
                Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp (mâu thuẫn dân tộc). Trong đó mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn chủ yếu.
- Thực tiễn lịch sử Việt Nam đặt ra hai yêu cầu giải quyết hai mâu thuẫn:
+ Một là, đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân.
+ Hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân. Trong đó chống Đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.
2/ Khai thác thuộc địa trên các lĩnh vực:
- Về chính trị, thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị trực tiếp ở Đông Dương. Chúng dùng bộ máy quân sự, cảnh sát, nhà tù thủ tiêu mọi quyền dân chủ, đàn áp, khủng bố mọi sự chống đối; dùng chính sách “chia để trị”, chia nước ta thành ba kỳ với ba chế độ thống trị khác nhau. Thực dân Pháp duy trì triều đình phong kiến nhà Nguyễn và giai cấp địa chủ làm công cụ tay sai để áp bức về chính trị và bóc lột kinh tế. Nhân dân ta mất nước trở thành nô lệ, bị đàn áp, bóc lột, cuộc sống vô cùng khổ cực.
sơ đồ bộ máy
Ảnh 4: Sơ đồ bộ máy
ảnh bốc lột
Ảnh 5: Bốc lột nặng nề
- Về kinh tế, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa Đông Dương lần thứ nhất (1897 - 1914); khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919- 1929), trong đó lấy Việt Nam là trọng điểm.
- Về văn hoá, thực dân Pháp thực hiện chính sách nô dịch văn hoá; xoá bỏ hệ thống giáo dục phong kiến, thay bằng chế độ giáo dục thực dân hạn chế. Pháp mở nhà tù, trại giam nhiều hơn trường học; khuyến khích các hoạt động mê tín, các tệ nạn cờ bạc, rượu chè, hạn chế xuất bản sách báo, gây tâm lý tự ti dân tộc.
3. Nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước ở nước ta theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ?
-Hoàn cảnh lịch sử : nhìn lại hoàn cảnh trong nước và quốc tế.
- Phong trào do giai cấp phong kiến lãnh đạo hoặc chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến
+ Phong trào Cần Vương (1885-1896):
+ Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang) - (1884-1913)
+ Trong giai đoạn chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) phong trào khởi nghĩa chống Pháp vẫn liên tiếp nổ ra nhưng đều không thành công. + Trước chiến tranh thế giới thứ nhất: Có 3 xu hướng: xu hướng bạo động (Phan Bội Châu); xu hướng cải lương (Phan Chu Trinh); xu hướng cải cách (Lương Văn Can).
+ Sau chiến tranh thế giới thứ nhất: Phong trào của trí thức tây học với các tổ chức chính trị tiêu biểu là Việt Nam Quốc Dân Đảng và Tân Việt cách mạng Đảng.
+ Ngoài ra đại diện cho khuynh hướng yêu nước này còn có nhiều phong trào đấu tranh khác.
+ Trước yêu cầu đòi hỏi của lịch sử Việt Nam, các phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra sôi nổi dưới nhiều trào lưu tư tưởng. Mục tiêu là đều nhằm hướng tới giành độc lập dân tộc. Trên lập trường giai cấp khác nhau: nhằm khôi phục chế độ phong kiến hay thiết lập chế độ quân chủ lập hiến hoặc cộng hòa tư sản. Phương thức, biện pháp khác nhau: bạo động cải lương hoặc cải cách, việc tập hợp lực lượng cũng khác nhau: dựa vào Pháp để thực hiện cải cách, hoặc cầu ngoại viện để đánh Pháp – kết quả đều thất bại.
* Nguyên nhân :
+ Chủ quan: -Hạn chế về lịch sử : Yếu kém về hệ thống tổ chức và không phù hợp với thời đại ( XH Phong kiến)
- Hạn chế về mặt giai cấp:  Trước chiến tranh XH Việt Nam tồn tại 2 giai cấp : Nông dân và địa chủ. Sau CT hình thành thêm các giai cấp mới. Dẫn đến mâu thuẫn xã hội hình thành. => 2 hạn chế này là nguyên nhân sâu xa của thất bại.
- Chưa có đường lối lãnh đạo phong trào đúng đắn, chưa có sự chuẩn bị cần thiết.PT diễn ra nhỏ lẻ, chưa có sự gắn kết giữa các vùng miền khác nhau vì sự nghiệp chung.Chưa có sự gắn kết giữa PTCM Việt Nam và PT Thế giới.
* Khách quan:  Sự đàn áp dã man của thực dân Pháp.Chúng mang sang 1 hệ tư tưởng hiện đại về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cùng với vũ khí tối tân.
=> Tóm lại, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cách mạng Việt Nam đang ở thời kỳ khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo. Cách mạng Việt Nam ví như “trong đêm tối không có đường ra”.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Sự thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp cuối TK XIX – đầu thế kỉ XX đã chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản đã bế tắc. Cách mạng Việt Nam lâm vào trình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo. Nhiệm vụ lịch sử đặt ra là phải tìm một con đường cách mạng mới, một giai cấp đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến thành công.
Mặc dù thất bại nhưng sự phát triển mạnh mẽ của phong trào yêu nước cuối TK XIX đầu TK XX có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất, vì độc lập tự do của dâ tộc Việt Nam. Sự phát triển của phong trào yêu nước là cơ sở xã hội thuận lợi cho sự tiếp biến con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam và là một trong những nhân tố đưa tới sự ra đời của Đảng cộng sản. Và các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, bồi đắp thêm cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đặc biệt góp phần thúc đẩy những nhà yêu nước, nhất là lớp thanh niên trí thức có khuynh hướng dân chủ tư sản chọn lựa một con đường mới, một giải pháp cứu nước, giải phóng dân tộc theo xu thế của thời đại và nhu cầu mới của nhân dân Việt Nam.
Thực tiễn lịch sử đã đặt ra thử thách mới đối với dân tộc Việt Nam là: làm sao để có thể giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh và đồng bào được sung sướng? Giành độc lập dân tộc, thiết lập nhà nước tiến bộ và xã hội văn minh, hiện đạ hóa quốc gia để đưa Việt Nam bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu khác trở thành yêu cầu bức thiết lúc bấy giờ.
Trước những thử thách và nhu cầu phát triển đó, ở Việt Nam cần thiết phải có mọt chính đảng cách mạng chân chính với đường lối đúng để “phá cái cũ đổi cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt”, để tập trung sức mạnh của lực lượng cách mạng, tổ chức lại những người cách mạng chân chính vào đoàn thể cách mạng chân chính “lấy cách mạng làm tôn chi” nhằm “trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi”. Thành công của cách mạng liên quan mật thiết tới năng lực lãnh đạo cách mạng chân chính: “đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Chính đảng đó cần có chủ nghĩa làm cốt, có cương lĩnh chính trị đúng đắn để giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cách mạng trong phong trào yêu nước Việt Nam cuối TK XIX, đầu TK XX.
Đề tài đã góp một phần nhỏ làm sáng tỏ thêm xã hội Việt Nam bị phân hóa như thế nào? Cũng từ sự xâm lược của thực dân Pháp một lần nữa đã làm nổi dậy lòng yêu nước, tinh thần kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, tiêu biểu là những phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp trong thời kì này. Vì kiến thức, trình độ còn nhiều hạn chế chỉ được những điều cơ bản đơn sơ về xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp, chưa đủ sâu để làm rõ hơn từng vấn đề.
Trong quá trình thực hiện đề tài còn có rất nhiều những sai sót. Kính mong thầy cũng như các bạn đọc (nghe) đóng góp ý kiến, bổ sung để đề tài có thể hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cám ơn mọi người đã quan tâm đến blog của mình!