11/11/2017

Vật liệu vô cơ

1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI:
1.1 Định nghĩa:
Vật liệu vô cơ được tạo thành từ các hợp chất hóa học của các nguyên tố kim loại kết hợp với các nguyên tố khác không phải là kim loại hoặc được tạo thành từ các hợp chất hóa học của các nguyên tố không phải là kim loại liên kết với nhau.

          Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Menddeelep, có tới 75% các nguyên tố hóa học tham gia cấu tạo nên vật liệu vô cơ. Hình 1 trình bày sơ đồ các nguyên tố hóa học chính và những khả năng két hợp giữa chúng để tạo nên vật liệu vô cơ.
          Theo sơ đồ, một kim loại nào đó có thể kết hợp với bo để tạo nên borit, kết hợp với nitơ  để tạo nên nitrit, kết hợp với oxi để tạo nên oxit, kết hợp với silic để tạo ra silixic. Tương tự như trên ta có  thể xuất phát từ nguyên tố bo hay nguyên tố silic …… Sợ kết hợp trên làm cho vật liệu vô cơ rất phong phú và đa dạng về thành phần hóa học cũng như về tính chất của chúng.
          Các dạng hợp chất hóa học thường gặp trong vật liệu vô cơ có thể kể đến đơn kim loại như oxit nhôm trong gốm coringdong, đơn oxit bán kim loại như SiO2 trong thủy tinh thạch anh, hỗn hợp nhiều kim loại như sứ, thủy tinh silicat, các nguyên tố không phải kim loại như bo, cacbon, nitrit của kim loại và bán kim loại như TiC, SiC, BN, ZrN, ……
          Vật liệu vô cơ là một nhóm vật liệu lớn, nhóm 5 chỉ nghiên cứu trình bày các vấn đề cơ bản và các đại diện chính mà thôi.
1.2 Phân loại:
          Vật liệu vô cơ có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau tùy theo mục đích cảu người sử dụng. Người ta có thể phân loại theo thành phần hóa học, phân loại theo cấu trúc, theo phương pháp công nghệ, hay theo lĩnh vực sử dụng ……
          Thông thường người ta phân chia vật liệu vô cơ theo đặc điểm kết hợp và chúng được chia ra làm ba nhóm chính là gốm và vật liệu chịu lửa , thủy tinh và gốm thủy tinh, xi măng và bê – tông. Lưu ý rằng ngày nay người ta thường dùng khái niệm vật liệu gốm (ceramic) để chỉ chung các loại vật liệu vô cơ phi kim loại bao gồm cả ba nhóm vật liệu trên.
          1.2.1 Vật liệu ceramic (gốm):
- Khái niệm: là vật liệu vô cơ được chế tạo bằng cách dùng nguyên liệu ở dạng hạt (bột) ép thành hình và thiêu kết để tạo thành sản phẩm (luyện kim bột). Sau khi thiêu kết vật liệu ceramic đã có ngay các cơ lý hóa tính cần thiết.
- Đặc điểm: Trong vật liệu ceramic bao giờ cũng tồn tại ba pha:
      + Pha tinh thể (pha hạt) ờ dạng hợp chất hóa học hay dung dịch rắn, là pha chủ yếu quyết định các tính chất của vật liệu.
      + Pha thủy tinh (vô định hình) là chất liên kết các hạt lại với nhau.
      + Pha khí: do được chế tạo bằng vật liệu kim loại nên trong sản phẩm bao giờ cũng có lỗ xốp nhất định, trong đó chứa các khí và tạo thành pha khí. Pha này ảnh hưởng rất lớn đến một số tính chất của vật liệu.
- Các loại vật liệu ceramic thông dụng:
      + Ceramic xốp làm tấm lọc
      + Ceramic xốp công dụng đặc biệt
      + Ceramic xốp chống ma sát
      + Vật liệu ceramic đặc
          1.2.2 Thủy tinh:
Thủy tinh là vật liệu có cấu trúc vô định hình được tạo bằng cách làm nguội một hợp chất vô cơ từ trạng thái nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ cao đến trạng thái rắn không kết tinh. Khái niệm thủy tinh có thể chỉ chung các loại vật liệu có cấu trúc vô định hình như thủy tinh hữu cơ, thủy tinh vô cơ và thủy tinh kim loại. Trong phần này nhóm 5 chỉ nghiên cứu về thủy tinh silicat.
Vật liệu thủy tinh có tính chất quang học đực biệt, có độ bền hóa học cao, có khả năng chịu nhiệt khá tốt và đặc biệt cách điện tốt nên chúng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật khác nhau.
Thủy tinh silicat được chia ra làm hai nhóm lớn: thủy tinh vô cơ (thủy tinh vô định hình) và xitan (có cấu tạo tinh thể)
- Thủy tinh vô cơ: là dạng cấu tạo đặc biệt của các dung dịch đông đặc, là một khối nóng chảy phức tạp có độ nhớt cao của các oxit axit và oxit bazo.
      + Cấu tạo:
        Trạng thái thủy tinh hóa là một dạng riêng của trạng thái vô định hình của vật chất. Khi chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn vô định hình trong quá trình nguội nhanh và tăng độ nhớt thì tổ chức không trật tự, đặc trưng của trạng thái lỏng được giữ nguyên lại trong trạng thái rắn. Do đó tủy tinh vô cơ có cấu trúc bên trong lfa không trật tự và không đồng nhất. Bộ sườn tủy tinh hóa của thủy tinh là một mạng lưới không gian không có qui luật, tạo ra bởi các hình trực thoi của oxit silic [SiO4]-4.
        Trong phần này thủy tinh vô cơ gồm có: oxit silic, bo, photpho, giecman, asen thủy tinh hóa tạo nên mạng lưới cấu trúc, các oxit natri, kali, canxi, magie, bari làm thay đổi các tính chất hóa lí của nó. Ngoài ra còn có các oxit nhôm, sắt, chì, titan, beri …… làm cho thủy tinh có các tính chất kỹ thuật cần thiết. Tóm lại thủy tinh công nghiệp là một hệ thống nhiều nguyên tử phức tạp.
+ Phân loại:
·        Theo bản chất hóa học:
°         Thủy tinh aliumosilicat (Al2O3.SiO2)
°         Thủy tinh bosilicat (B2O3.SiO2)
°         Thủy tinh alumobosilicat (Al2O3. B2O3.SiO2)
°         Thủy tinh alumophotphat (Al2O3.P2O5)
·        Theo chất lượng chứa các chất biến tính:
°      Thủy tinh kiềm (chứa các oxit K2O, Na2O)
°      Thủy tinh không kiềm
°      Thủy tinh thạch anh
·        Theo công dụng:
°         Thủy tinh kỹ thuật (thủy tinh quang học, kỹ thật điện, thí nghiệm,…)
°         Thủy tinh xây dựng (thủy tinh làm cửa, tủ kính, gạch thủy tinh,…)
°         Thủy tinh sinh hoạt (chậu, bát. Dĩa, gương soi,…)
+ Tính chất:
·        Thủy tinh có tính chất vô hướng.
·        Cơ tính
·        Tính chất quang học
- Xitan: là loại vật liệu rắn đa tinh thể, được tạo thành bằng cách kết tinh định hướng thủy tinh. Tên gọi xitan là do ghép hai từ silicium và cristal có nghĩa là thủy tinh tinh thể hay gốm thủy tinh.
      + Tổ chức và tính chất của xitan:
·        Tổ chức của xitan có nhiều pha, gồm một hay một số loại thủy tinh thể khác nhau, ở giữa các pha tinh thể là một lớp thủy tinh (dạng vô định hình). Lượng pha tinh thể trong khoảng từ 30 – 95%.
·        Tính chất: tính chất của xitan được quyết định bởi tổ chức và thành phần giữa các pha. Xitan có tỉnh đẳng hướng, chịu mài tốt, ít khuyết tật bề mặt, không có rỗ xốp và ít co.
- Phân loại xitan: Xitan được chia làm ba loại:
      + Xitan quang học
      + Xitan nhiệt
      + Xitan xỉ
- Công dụng: Xitan dùng làm các ổ đỡ, các chi tiết trong động cơ đốt trong, vỏ dụng cụ điện tử, ống dẫn trong công nghiệp hóa, cánh hóa nén khí, vòi phun động cơ phản lực, dụng cụ đo …
          1.2.3 Xi măng và bê – tông:
Bê tông là vật liệu xây dựng quan trọng được chế tạo bằng các phương pháp kết dính các thành phần vật liệu rắn khác ở nhiệt độ thường nhờ chất kết dính.
Các vật liệu rắn (cốt liệu) thường được dùng là đá răm hay sỏi, cát. Còn chất kết dính được sử dụng chủ yếu là xi măng poclan và nước.
Khi pha trộn các cốt liệu với xi măng poclan và nước theo một tỉ lệ xác định người ta thu được một hỗn hợp ở thể nhão được gọi là bêtông. Vữa này được đổ vào khuôn để tạo ra các sản phẩm và cấu kiện xây dựng. Sau khi đông rắn, khối vật liệu trở nên liền khối và vững chắc.
Ø Xi măng:
Xi măng là một chất kết dính thủy lực, nó tác dụng với nước để tạo ra các hợp chất kết dính. Các hợp chất này đóng rắn trong nước và các sản phẩm của nó đóng rắn bền trong nước.
Xi măng có mấy loại chính sau:
·                      Xi măng alumin trên cơ sở hệ CaO-Al2O3, có chứa thêm SiO2 và Fe2O3.
·                      Xi măng trên cơ sở xỉ lò cao, có chứa thêm thạch cao hoặc vôi.
·                      Xi măng poclan trên cơ sở hệ CaO-SiO2 có chứa thêm Al2O3 và Fe2O3. Đây là loại xi măng được dùng nhiều nhất trong xây dựng.
Từ xi măng poclan người ta có thể biến ra các loại khác như:
°                       Xi măng stronxi trong đó CaO được thay thế bằng SrO.
°                       Xi măng bari khi CaO được thay thế bằng BaO.
°                       Xi măng fero trong đó Al2O3 được thay thế bằng Fe2O3.
°                       Xi măng poclan xi là hỗ hợp của xi măng poclan với 20 – 40% các nguyên liệu khác như trepen, điatomit, đất pulơlan, … được nghiền mịn.
°                       Xi măng trắng.
°                       Xi măng màu.
Xi măng poclan được chế tạo như sau: các nguyên liệu ban đầu như quặng sắt, đá vôi, đất sét … được cân đong, nghiền mịn rồi trộn đều để tạo ra phối liệu. Phối liệu được mang đi nung luyện ở nhiệt độ 1400 – 15000C (thường bằng lò quay) để có các phản ứng tạo ra khoáng cần thiết. Sản phẩm sau khi nung (gọi là clinke) được nghiền mịn đến kích thước nhỏ 0,5 - 50 m.
Trong quá trình nghiền này người ta có thể thêm một số chất phụ gia để điều chỉnh một vài tính chất của xi măng như cho thêm thạch cao để điều chỉnh tốc độ đông kết của xi măng …
Ø Bê tông:
Bê tông được chế tạo từ hỗn hợp các vật liệu silicat với kích thước hạt khác nhau. Để tạo ra mật độ cao cho bê tông: hạt các điền đầy vào chỗ trống giữa các viên sỏi, đá dăm, còn các hạt xi măng sẽ chen vào khoảng trống giữa các hạt cát. Ngoài ra, bề mặt của các hạt cát, sỏi, đá dăm sẽ xúc tiến tạo mầm ký sinh cho quá trình kết tinh của các hợp chất hydrat của xi măng.
Cốt liệu của bê tông thường sử dụng là: cát, sỏi, đá vôi, đá granit, … (khối lượng riêng cỡ - g/cm3). Để chế tạo bê tông nhẹ cốt liệu phải là loại xốp, khối lượng riêng nhỏ (khoảng 1 g/cm3) như: xỉ lò cao, đá xốp thiên nhiên hay dùng phụ gia tạo ra bọt khí trong quá trình đóng rắn. Cơ tính của bê tông tương tự như ceramic là có độ bền nén cao, độ bền kéo thấp. Giới hạn bền nén của bê tông thuộc vào tỉ lệ hỗn hộp, bảo dưỡng, … dao động từ 5  60 MPa, còn giới hạn bền kéo chỉ từ 1/8   1/10 bền nén.
Ø Bê tông cốt thép:
Ta bố trí thêm cốt thép theo quy định nhất định (thanh, dây, lưới, …) trong bê tông tươi sẽ tọa ra bê tông cốt thép. Cốt thép trong khối bê tông làm cho kết cấu chịu kéo, nén và uốn tốt hơn. Nếu có hiện tượng nứt trong bê tông thì sự phát trienr của vết nứt cũng bị cốt ngăn cản. Sở dĩ thép được dùng làm cốt trong bê tông vì ngoài độ bền kéo cao, độ dẻo lớn, thép có hệ số nở nhiệt gần gióng bê tông, ăn mòn chậm trong môi trường bê tông và dính kết tương đối chắc với bê tông. Nếu bề mặt thép có gân (thép rằn) sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc và có khả năng khoá hãm.
Để tăng khả năng chịu nén cho bê tông ta tạo ứng suất nén dư dọc theo chiều cốt thép chịu lực chính và gọi là bê tông ứng suất trước (bê tông ứng lực trước). Phương pháp này dựa vào đặc điểm của vật liệu giòn là chịu nén tốt hơn chịu kéo và do vậy khi làm việc ứng suất kéo tác vượt quá ứng suất nén dư thì khối bê tông mới bị phá hủy. Có hai cách tạo bê tông ứng suất trước:
°             Dây thép có độ bền cao được đặt vào khuôn rỗng, được kéo với lực kéo lớn và giữ căng. Sau khi đổ bê tông vào khuôn và đôn cứng mới bỏ lực kéo ra. Lúc này do biến dạng đàn hồi bị mất đi dây thép bị co lại gây cho cấu kiện bê tông ứng suất nén do ứng suất được truyền tải tới bê tông dây thép.
°             Dây thép được luồn qua các ống bằng kim loại hay cao su đã có sẵn trong bê tông đông cứng và được kéo căng đặt vào hai mặt đối diện của cấu kiện, làm cho cấu kiện ở trạng thái nén. Sau đó đổ vữa bê tông vào các lỗ bao kín dây thép. Khi bê tông đã đông cứng và bảo dưỡng tốt mới tháo kích ra.
Bê tông ứng suất trước được dùng trong các cấu kiện cầu đường sắt, đường cao tốc cũng như nhiều kết cấu xây dựng khác.
2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA VẬT LIỆU VÔ CƠ:
2.1 Liên kết nguyên tử trong vật liệu cơ học:
          Đặc trưng quan trọng nhất về cấu trúc của vật liệu vô cơ là kiều liên kết của các nguyên tử cấu tạo nên chúng. Trong vật liệu vô cơ không có kiểu liên kết kim loại mà là sự kết hợp giữa liên kết ion và liên kết đồng hóa trị. Do đặc điểm liên kết phức hợp là liên kết ion và liên kết đồng hóa trị mà năng lượng liên kết trong vật liệu vô cơ là tương đối lớn, nằm trong khoảng 100 – 500 KJ.mol2, trong khi đó trong vật liệu kim loại là 60 – 250 KJ.mol2.
          Đặc điểm liên kết phức hợp giữa liên kết ion và liên kết đồng hóa trị ảnh hưởng quyết định đến một số tính chất đặc trưng của vật liệu vô cơ là vật liệu vô cơ có nhiệt dộ nóng chảy cao, mật độ lớn, cứng, giòn, trong suốt và cách điện tốt.
          Vật liệu vô cơ có thể tồn tại ở các trạng thái cấu tạo khác nhau là trạng thái tinh thể thí dụ như SiC, các gốm đơn oxit, hay trạng thái vô định hình như vật liệu thủy tinh, hoặc vừa tinh thể vừa vô định hình như sứ và gốm tủy tinh.
2.2 Trạng thái tinh thể và trạng thái vô định hình:
          Trong phần này ta sẽ tìm hiểu một số đặc điểm cấu trúc của trạng thái tinh thể và trạng thái vô định hình trong các vật liệu vô cơ thông dụng.
2.2.1 Trạng thái tinh thể:
          Mạng tinh thể của phần lớn các vật liệu vô cơ có thể coi một cách gần đúng là mạng các ion, trong đó các cation và ation chiếm vị trí các nút mạng.
          Trong cấu trúc của các hợp chất vô cơ chưa oxi, các nguyên tử oxi thường có kích thước lớn nhất nên chiếm nhiều chỗ nhất so với các cation trong không gian mạng tinh thể. Vì thế có thể coi cấu trúc của các oxit và các hợp chất chứa oxi, còn các anion oxi, còn các cation điểm vào các nút trống giữa các quả cầu đó. Cách xếp cầu, vị trí nút trống thường là nút trống hình bốn mặt và tâm mặt sẽ qui định kiểu cấu trúc của hợp chất đó. Thông thường người ta thương lấy cấu trúc của một số chất hợp chất có trong tự nhiên làm đại diện.
2.2.2 Trạng thái vô định hình:
          Khác với trạng thái tinh thể, trạng thái vô định hình được tạo nên do sự sắp xếp một cách không có tật tự, không theo qui luật của đơn vị cấu trúc cơ bản. Mạng lưới nguyên tử của nó do đó không có các yếu tố đối xứng, không có tính tuần hoàn. Cấu trúc trên dẫn tới các tính chất đặc trưng của vật liệu vô định hình là chúng có tính đẳng hướng (isotropic), có năng lượng dư cao và không bền về nhiệt động.
          Trạng thái vô định hình thu được thông thường bằng cách cho nguội nhanh hợp chất vô cơ trạng thái lỏng nóng chảy.
          Khác biệt với vật liệu tinh thể, các vật liệu ở trạng thái vô định hình thủy tinh thay đổi tính chất đều đặn theo nhiệt độ, không có đột biến khi chuyển trạng thái. Như vậy thủy tinh tinh không có nhiệt độ nóng chảy xác định như vật liệu tinh thể mà nó chuyển trạng thái từ từ trong một khoảng nhiệt độ.
          2.3 Vật liệu đa pha và đa tinh thể:
Vật liêu vô cơ có thành phần pha rất đa dạng. Ngoài những vật liệu một pha như thủy tinh, gốm đơn oxit, phần lớn vật liệu vô cơ là loại vật liệu có nhiều pha.
Trong vật liệu vô cơ nhiều pha, pha chính là các pha tinh thể được liên kết với nhau bơi các pha vô định hình. Ngoài ra trong vật liệu vô cơ này còn luôn có pha khí tồn tại dưới dạng các bọt khí xen kẽ. Pha khí có trong vật liệu thông thường do điều kiện công nghệ không thể tránh được nhưng cũng có trường hợp người ta chú ý đưa vào để nhằm mục đích nhất định thí dụ như tăng độ xốp để làm vật liệu nhẹ và cách điện như gốm xốp, thủy tinh xốp và bê – tông xốp ……
Do điều kiện công nghệ nên vật liệu vô cơ tinh thể không có cấu trúc đơn tinh thể mà đều là vật liệu đa tinh thể, nghĩa là nó được tạo bởi vô số các hạt tinh thể kích thước nhỏ, phân bố không có qui luật trong vật liệu. Các hạt tinh thể này có thể cùng thành phần hóa học hoặc có thể có thành phần hóa học khác nhau. Các hạt tinh thể trong vật liệu vô cơ thường có cấu trúc không hoàn chỉnh, chứa nhiều khuyết tật.
3. TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA VẬT LIỆU VÔ CƠ:
3.1 Cơ tính của vật liệu vô cơ:
3.1.1 Tính chất đàn hồi và tính giòn:
Vật liệu vô cơ là loại vật liệu điển hình. Ở nhiệt độ thường dưới tác dụng của tải trọng, mối quan hệ giữa ứng suất hình thành trong vật liệu  và độ biến dạng  của mẫu thử hoàn toàn tuân theo định luật Hoocke:
Trong đó E là modun đàn hồi.
Hình 2 trình bày quan hệ giữa ứng suất  và độ biến dạng  của hai vật liệu khác nhau, vật liệu vô cơ và vật liệu kim loại với:
Từ hình vẽ ta nhận thấy ở trên giới hạn đàn hồi vật liệu vô cơ bị phá hủy ngay mà không có giai đoạn biến dạng dẻo như vật liệu kim loại. Đây chính là đặc trưng của tính giòn của vật liệu vô cơ.
3.1.2 Độ bền cơ học:
Độ bền cơ học của vật liệu vô cơ không phải do năng lượng liên kết nguyên tử cấu tạo nên nó quyết định mà do tình trạng khuyết tật trên bề mặt và bên trong vật liệu quyết định. Khi số lượng vết nứt tế vi và kích thước vết nứt tăng thì cơ tính giảm.
Ở các vật liệu vô cơ tinh thể, kích thước của các hạt tinh thể cấu tạo nên vật liệu có tính ảnh hưởng rõ tới cơ tính cảu vật liệu. Khi kích thước hạt càng giảm thì bề mặt ranh giới giữa các hạt tăng lên, sẽ có tác dụng ngăn chặn hoặc làm thay đổi hướng lan truyền vết nứt, vì thế độ bền cơ học của vật liệu tăng lên.
Ngoài ra khi làm hàm lượng bọt khí trong vật liệu tăng thì độ bền giảm không chỉ do diện tích chịu lực giảm, mà còn do tại các chỗ rỗ khí thường tập trung tạp chất và ứng suất. hình dạng bọt khí cùng ảnh hưởng tới cơ khí. Các bọt khí dài làm giảm độ bền mạnh hơn so với các bọt khí tròn.
Tuy nhiên, khi hàm lượng bọt khí rất thấp chẳng hạn khoảng 0,1 tới 0,5% và kích thước của chúng lại rất nhỏ có thể làm tăng độ bền. trong trường hợp này các lỗ hổng cực mịn đóng vai trò các trung tâm hấp thụ năng lượng có tác dụng ngăn chặn sự lan truyền và giải tỏa ứng suất phá hủy vật liệu.
Cuối cùng, độ bền của vật liệu vô cơ còn phụ thuộc vào điều kiện và môi trường sử dụng. Hơi ấm và nhiệt độ chẳng hạn làm giảm năng lượng bề mặt riên nên làm giảm độ bền. Tốc độ tải trọng tăng càng lớn, kích thước mẫu càng nhỏ thì kết quả đo độ bền càng cao. Vì thế xác định độ bền của vật liệu vô cơ cần phải được thực hiện theo đúng các qui định ghi trong các tiêu chuẩn.
3.2 Tính chất nhiệt của vật liệu vô cơ:
3.2.1 Tính giãn nở nhiệt:
Để đánh giá mức độ giãn nở nhiệt của vật liệu vô cơ người ta sử dụng hệ số giãn nở nhiệt dài  theo công thức:
  (0C-1)
Trong đó l0 là độ dài ban đầu của mẫu;  là độ giãn dài của mẫu khi nhiệt độ tăng thêm  độ.
Ngoài ra người ta còn quan tâm đến hệ số giãn nở nhiệt thể tích :
  (0C-1)
Với V0 là thể tích ban đầu của mẫu;  là độ giãn nở thể tích của mẫu khi nhiệt độ tăng thêm  độ.
Một cách gần đúng .
Trong nhiều vật liệu vô cơ – gốm, lực liên kết giữa các nguyên tử khá mạnh và được phản ánh ở các giá trị hệ số giãn nở nhiệt tương đối thấp trong khoảng 0,5.10-6 và 15.10-6 (0C-1).
Ở các gốm không tinh thể và các gốm có cấu hình tinh thể lập phương hệ số giãn nở nhiệt là đẳng hướng. Ngược lại trong một số gốm hệ số giãn nở nhiệt lại có tính dị hướng, khi đun nóng thì chúng co theo một hướng và nở ra theo một vài hướng khác. Hệ sô giãn nở nhiệt của vật liệu vô cơ đa pha phụ thuộc vào hệ số giản nở nhiệt của các pha thành phần. Các tạp chất làm tăng hệ số giãn nở nhiệt.
Vật liệu gốm làm việc trong điều kiện tăng, giảm nhiệt cần phải có hệ số giản nở nhiệt tương đối thấp và đẳng hướng. Ngoài ra, những vật liệu gòn này có thể bị nứt vỡ do sự thay đổi kích thước không đồng đều, gọi là “sốc” nhiệt.
3.2.2 Tính dẫn nhiệt:
Về nguyên tắc, vật liệu đơn tinh thể có độ dẫn nhiệt cao hơn vật liệu đa tinh thể, vật liệu tinh thể có độ dẫn nhiệt cao hơn vật liệu vô định hình. Riêng vật liệu gốm bán dẫn và thủy tinh bán dẫn có độ dẫn nhiệt đặc biệt cao vì nó có mặt của các điện tử tự do.
Sự có mặt của các lỗ xốp trog vật liệu vô cơ có ảnh hưởng rất lớn đến độ dẫn nhiệt của vật liệu. Không khí bị giam trong các lỗ xốp có khả năng dẫn nhiệt kém ở nhiệt độ thấp nên làm giảm mạnh độ dẫn nhiệt của toàn vật liệu.
Hầu hết các vật liệu cách sử dụng trong kỹ thuật là các vật liệu xốp vì tỉ lệ lỗ xốp trong vật liệu lớn nên vật liệu có hệ số dẫn nhiệt rất nhỏ. Tuy nhiên khi nhiệt độ tăng cao thì khả năng dẫn nhiệt của vật liệu này sẽ tăng do thành phần truyền nhiệt bức xạ của lỗ xốp tăng.
3.2.3 Tính truyền nhiệt bức xạ:
Ngoài khả năng truyền dẫn nhiệt, vật liệu vô cơ còn có khả năng truyền nhiệt bức xạ qua pha vô định hình và pha khí. Đối với các vật liệu vô cơ có tỉ lệ pha vô đinh hình và pha khí (trong các lỗ xốp) cao, khi nhiệt độ tăng cao, vai trò truyền nhiệt bức xạ sẽ tăng lên và có thể chiếm ưu thế so với truyền nhiệt dẫn nhiệt. Thông thường vật liệu vô cơ truyền nhiệt bức xạ một cách đáng kể bắt đầu từ nhiệt độ trên 3000C.
Các lỗ xốp trong vật liệu vô cơ cũng ảnh hưởng đến kahr năng truyền nhiệt bức xạ của vật liệu. Các lỗ xốp có kích thước càng lớn, khả năng truyền nhiệt bức của vật liệu càng cao.
3.2.4 Độ bền xung nhiệt:
Độ bền xung nhiệt là khả năng bền vững cơ học của vật liệu vô cơ dưới tác dụng nhiệt độ thay đổi đột ngột; nó được xác định bằng khoảng chênh lệch nhiệt độ  lớn nhất hoặc số lần thay đổi nhiệt độ đột ngột theo các điều kiện qui định về tốc độ và khoảng nhiệt độ thay đổi, kích thước mẫu …… mà vật liệu chưa bị phá hủy.
Độ bền xung nhiệt của vật liệu vô cơ phụ thuộc phức tạp vào nhiều yếu tố khác nhau như độ bền cơ học, độ dẫn nhiệt, tổ chức vi mô và vĩ mô của vật liệu, hình dáng và kích thước mẫu thử cũng như điều kiện đo đạc ……

Độ bền xung nhiệt thực cảu vật liệu vô cơ thông thường được xác định bằng thực nghiệm theo các tiêu chuẩn quy định đối với từng loại vật liệu hoặc từng loại sản phẩm sản xuất từ vật liệu vô cơ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cám ơn mọi người đã quan tâm đến blog của mình!